Yếu tố văn hóa Không_gian_giao_tiếp

Không gian cá nhân là rất khác nhau, điều này có thể do sự khác biệt văn hóa và kinh nghiệm cá nhân. Người Mỹ được xem xét là tương đồng đáng kể với người ở Trung và Bắc Âu, ví dụ như người Đức, Benelux, Scandinavia và Anh. Điểm khác biệt chính là các công dân Mỹ muốn giữ không gian cởi mở giữa họ và những người đối thoại với họ (khoảng 4 feet (1.2 m) so với 2–3 feet (0,6-0,9 m) ở châu Âu).[11] Các phong tục chào hỏi ở các khu vực này và Mỹ gần như giống nhau, bao gồm tiếp xúc cơ thể tối thiểu mà thường vẫn còn giới hạn trong một cái bắt tay đơn giản. Những người sống ở nơi có mật độ dân số cao thường có yêu cầu thấp về không gian cá nhân. Công dân của Ấn Độ hay Nhật Bản thường có không gian cá nhân nhỏ hơn những người ở thảo nguyên Mông Cổ, đối với cả nhà ở và không gian riêng. Những khó khăn có thể tạo ra bởi sai lầm trong giao tiếp đa văn hóa do khác biệt kì vọng về không gian cá nhân.[5]

Trong văn hóa của người Châu âu, không gian cá nhân đã thay đổi mang tính lịch sử kể từ thời kì La Mã, kèm theo đó là những ranh giới của không gian cộng đồng và riêng tư. Chủ đề này đã được khám phá trong cuốn Lịch sử của cuộc sống cá nhân (2001) với sự dồng biên soạn của Philippe ArièsGeorges Duby.[12] Không gian cá nhân cũng bị ảnh hưởng bởi địa vị xã hội của một người, cá nhân càng giàu có thì càng kì vọng về một không gian cá nhân lớn hơn.[5]

Hall chú ý rằng những nên văn hóa khác nhau duy trì những tiêu chuẩn về không gian cá nhân khác nhau. Trong Francavilla Model of Cultural Types[13] (tạm dịch: Những loại hình mẫu văn hóa của Francavilla) chỉ ra sự biến đổi trong phẩm chất tương tác cá nhân, chia rõ thành ba cực:[14]

  • văn hóa “hoạt động tuyến tính”: được mô tả là lạnh lùng và quyết đoán (Đức, Na Uy, Mỹ)
  • văn hóa “phản ứng”: đặc trưng như sự sẵn lòng giúp đỡ và không đối đầu (Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản)
  • văn hóa “đa hoạt động”: đặc trưng là sự nhiệt tình và bốc đồng (Argentina, Brazil, Mexico, Italy).

Biết tới và công nhận sự khác biệt văn hóa này nâng cao sự thấu hiểu giao lưu văn hóa và giúp loại bỏ những khó chịu mà con người có thể cảm nhận khi mà khoảng cách giữa các cá nhân là quá lớn (kín đáo) hoặc quá nhỏ (xâm phạm).

Sự thích ứng

Con người tạo ra kì vọng và điều chỉnh yêu cầu về không gian cá nhân của mình. Một số mối quan hệ cho phép sự điều chỉnh về không gian các nhân bao gồm, quan hệ gia đình, quan hệ tình cảm, tình bạn và người thân thuộc, mà có mức độ tin tưởng và thấu hiểu cá nhân cao hơn. Thêm vào đó, trong những hoàn cảnh nhất định, khi mà những yêu cầu đơn giản về không gian bình thường không được đáp ứng, như là ở nơi chung chuyển công cộng hay thang máy, yêu cầu về không gian cá nhân cũng được điều chỉnh theo.[15][16]

Theo nhà tâm lý học Robert Sommer, một phương thức để đối phó với xâm phạm không gian cá nhân là phi nhân hóa. Ông chỉ ra rằng khi ở trên tàu điện ngầm, đám đông thường tưởng tượng rằng những sự xâm phạm vào không gian cá nhân của họ là vô tri vô giác. Hành vi là một phương thức khác: khi một người có ý định nói chuyện với một ai đó có thể xảy ra tình huống ở đó sẽ xảy ra là một người tiến lên để có khoảng cách đối thoại và người mà họ đang nói chuyện cùng sẽ lùi lại để khôi phục không gian cá nhân của mình.[15]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Không_gian_giao_tiếp http://www.amazon.com/Charisma-Seven-Developing-Ma... http://www.businessinsider.com/the-lewis-model-201... http://www.crossculture.com/services/cross-culture... http://www.esfmedia.com/page/Cinematography+-+Prox... http://search.proquest.com/docview/751260175?accou... http://dictionary.reference.com/browse/proxemics http://www.cod.edu/people/faculty/pruter/film/scpr... http://courses.csusm.edu/fmst300bc/mise.html http://www.jstor.org.proxy.library.georgetown.edu/... http://filmstudies.uncc.edu/sites/filmstudies.uncc...